VNUHCM JOURNAL OF ENGINEERING AND TECHNOLOGY

A sub-journal of VNUHCM Journal of Science and Technology since 2018

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

1501

Total

900

Share

A Using the Fuzzy Logic to Classify Vietnamese Women’s Shapes from 6 to 18 Years Old






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

The paper presents research to establish a simulation program on the Fuzzy logic for the Vietnamese women from 6-18 years old in Ho Chi Minh City. The author used across statistical method, component analysis method, factor analysis method, ANOVA by the SPSS software to overall test the difference between groups, and using the simulation by the Matlab software in this research. This research classified body shapes by a combination of 3 height groups, such as low, medium, and high. They combined with the FFIT and BMI standards to produce the final result of having all 27 women shapes. The results of the groups used to put into the Fuzzy logic simulation program by the Matlab software with the MISO model. It had five variables for inputs, and the output was the result of the shape which needed to know. This is scientific research, so it applies to teach subjects in the field of costume design. Besides, it supports businesses, and fashion designers will have a basis for advice on choosing costumes that fit the body shape, as well as the object of measurement, will have an objective awareness of body shapes to give training directions, adjust the physique appropriately.

GIỚI THIỆU

Trong lĩnh vực thiết kế trang phục, hình dáng có tầm quan trọng rất lớn đến việc phác thảo mẫu phù hợp, lựa chọn chất liệu, hoạ tiết trang trí và ảnh hưởng nhiều nhất là phương pháp thiết kế. Với những hình dáng khác nhau thì phương pháp thiết kế sẽ khác nhau. Khi thiết kế trang phục thường sẽ chú ý đến những yếu tố tác động vào hình dáng tạo ra những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi mặc, chẳng hạn như người có vai ngang, vai xuôi thì sẽ chú ý đến độ hạ vai khi thiết kế rập. Trong phân tích hình dáng có nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp nhiều tài liệu tham khảo để thống kê các loại hình dáng thường gặp như dáng hình tam giác, dáng chữ A, dáng hình chữ nhật, dáng quả lê, dáng hình muỗng, đồng hồ cát 1 . Liên quan đến phân loại hình dáng theo các khối hình học có chuẩn FFIT, trong chuẩn này phân loại các nhóm hình dáng theo độ chênh lệch của các kích thước chủ đạo ngang như vòng ngực, vòng eo, vòng mông 2 , 3 . Tương tự, phân loại hình dáng theo tỷ lệ vai/eo/ mông của BSAS đã chia hình dạng cơ thể học của nữ theo thành dáng hình chữ nhật, dáng đồng hồ cát, dáng quả lê, dáng tam giác ngược 4 . Cũng một phân loại hình dáng nhưng theo mức độ gầy, béo của cơ thể đó là chuẩn BMI 5 . Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu phân loại hình dáng theo phân tích thành phần chính, phân tích nhân tố trên phần mềm SPSS như đề tài 6 , tác giả nghiên cứu mối tương quan giữa các kích thước phụ thuộc so với các kích thước chủ đạo: chiều cao đứng, chiều cao bụng, vòng bụng và vòng mông. Một phương pháp khác về phân loại hình dáng cơ thể 360 người nữ Hàn Quốc từ 20- 60 tuổi trên giá trị drop của số đo vòng ngực và vòng mông, kết quả có 3 hình dáng cơ thể 7 . Cùng hướng nghiên cứu về phân tích hình dáng sử dụng phần mềm SPSS và kiểm định ANOVA để phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu về hình dáng của 927 phụ nữ Việt Nam lứa tuổi từ 30, kết quả đề tài đã được 4 nhóm hình dạng cơ thể 8 . Với sự phát triển mạnh mẽ của các thuật toán trí tuệ nhân tạo như logic mờ, mạng nơ-ron, giải thuật di truyền đã được nghiên cứu, áp dụng trong nhiều lĩnh vực như quân sự, kỹ thuật cơ khí, hóa học, công nghệ thông tin, kinh tế, dệt may. Liên quan đến ngành may có đề tài đề lập lịch trình cắt vải 9 , 10 , 11 tác giả sử dụng thuật toán di truyền GA và Logic mờ để đưa ra những quyết định tối ưu khi lập bảng tác nghiệp cắt. Đề tài của nhóm tác giả Javanshir và cs đã nghiên cứu về thuật toán tối ưu SA để cắt quần tây nam sao cho diện tích vải lãng phí là ít nhất 12 . Các chi tiết được quy về hình chữ nhật để sắp xếp trước khi cắt, với chiều dài cuộn vải được giả định là không giới hạn. Trong vấn đề thiết kế chuyền may có đề tài của nhóm tác giả Chan và cs, Chen và cs đã sử dụng thuật toán di truyền GA để thiết lập cân bằng chuyền 13 , 14 . Đề tài của Chang và cs đã sử dụng thuật toán GA để phát triển một hệ thống hỗ trợ quyết định cho sản xuất hàng may mặc 15 . Mảng nghiên cứu liên quan đến thuật toán thông minh áp dụng trong ngành may đó là đề tài của Chena và cs, tác giả sử dụng thuật toán logic mờ để tính lượng cử động tối ưu cho trang phục 16 . Trong đề tài của tác giả Wan, kỹ thuật logic mờ được sử dụng để nhận diện chi tiết rập thông qua ảnh chụp 17 . Trong nghiên cứu này, tác giả phân loại hình dáng theo chuẩn FFIT kết hợp với chuẩn BMI cho đa dạng chiều cao. Sau đó thiết lập chương trình mô phỏng phân loại các hình dáng trên phần mềm SPSS.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Thiết lập chương trình mô phỏng phân loại hình dáng nữ Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng

Nữ Việt Nam từ 6-18 tuổi sống tại Tp. Hồ Chí Minh.

Phần mềm

Phần mềm thống kê SPSS 4.2 dùng để phân tích dữ liệu đo, phân tích thành phần chính, phân nhóm K-Mean Cluster, phân tích biệt số, ANOVA 18 . Phần mềm Matlab sử dụng cho thiết kế chương trình mô phỏng phân loại hình dáng bằng kỹ thuật Logic mờ 19 .

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nhân tố18

Phân tích nhân tố là sự liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Đây là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau, trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu.

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA18

Kỹ thuật phân tích phương sai dùng để kiểm định giả thuyết của tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau.

Phương pháp sử dụng kỹ thuật logic mờ19

Dùng để thiết lập chương trình mô phỏng để phân loại các nhóm hình dáng cơ thể.

Nội dung nghiên cứu

Gồm các nội dung: Khảo sát số đo; Phân tích dữ liệu đo; thiết lập chương trình mô phỏng, phân loại hình dáng; kiểm tra tính khả thi của mô hình mô phỏng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Cỡ mẫu

Số lượng mẫu được chọn chia thành 3 phân nhóm: phân nhóm 1từ 6 – 10 tuổi, phân nhóm 2 từ 11-15 tuổi, phân nhóm 3 từ 16-18 tuổi. Số mẫu cần đo được tính theo công thức

Trong đó chọn mức ý nghĩa p= 0,95 => t=1,96 và độ chính xác 1cm, với SD1 = 7,8 (nhóm 1), SD2 = 4,81 (nhóm 2), SD3 = 5,92 (nhóm 3). Kết quả tính được N 1 = 234; N 2 = 89; N 3 = 135. Vậy tổng số mẫu cần đo cho nghiên cứu là 458 người.

Xác định các kích thước đo

Các kích thước đo được xác định trên cơ sở theo TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) nên cần có 15 thông số đo ( Table 1 ) 20 .

Table 1 Phương pháp đo kích thước cơ thể nữ.
TT Kích thước Viết tắt Phương pháp đo
1 Chiều cao Cao Đo bằng thước dây từ đỉnh đầu đến mặt dưới bàn chân.
2 Cân nặng CN Sử dụng cân để cân trọng lượng cơ thể.
3 Vòng cổ VC Đo bằng thước dây vòng quanh chân cổ qua phía trên đốt sống cổ thứ 7 và bờ trên đầu trong xương đòn.
4 Vòng ngực VNG Đo bằng thước dây, quấn vòng quanh ngực qua hai đỉnh ngực.
5 Vòng eo VEO Đo bằng thước dây quấn vòng quanh qua eo chỗ nhỏ nhất.
6 Vòng bụng VB Đo bằng thước dây quấn vòng quanh qua bụng.
7 Vòng mông VM Đo bằng thước dây quấn vòng quanh qua mông chỗ to nhất.
8 Vòng bắp tay BT Đo bằng thước dây, vòng quanh chỗ to nhất của bắp tay khi để tay bình thường.
9 Rộng vai RV Đo bằng thước dây tính từ đầu vai trái đến đầu vai phải.
10 Hạ eo trước HET Đo bằng thước dây tính từ đầu vai đến giữa tâm eo trước.
11 Hạ eo sau HES Đo bằng thước dây tính từ đầu vai đến giữa tâm eo sau.
12 Cao từ C7 đến đất C7Đ Đo bằng thước dây tính từ đốt sống cổ thứ 7 đến mặt dưới bàn chân.
13 Cao từ bụng đến đất Đo bằng thước dây tính từ ngang bụng đến mặt dưới bàn chân.
14 Dài tay DT Đo bằng thước dây tính từ đầu vai đến mắt cá tay.
15 Dài đùi Đo bằng thước dây tính từ ngang eo đến đầu gối trên.

Kết quả phân tích thành phần chính

Sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính sau khi xoay nhân tố để phân tích mẫu đo 3 phân nhóm cho thấy phân nhóm 1 có 3 thành phần có giá trị riêng lớn hơn 1 và giá trị tích lũy là 74,235%. Đây chính là 3 thành phần chính của các số đo và cũng là cơ sở để chọn số đo chủ đạo khi phân tích nhân trắc ( Table 2 ). Phân nhóm 2 có 3 thành phần có giá trị riêng lớn hơn 1 và giá trị tích lũy là 65,873%. Đây chính là 3 thành phần chính của các số đo và cũng là cơ sở để chọn số đo chủ đạo khi phân tích nhân trắc ( Table 3 ). Phân nhóm 3 có 4 thành phần có giá trị riêng lớn hơn 1 và giá trị tích lũy là 72,667%. Đây chính là 4 thành phần chính của các số đo và cũng là cơ sở để chọn số đo chủ đạo khi phân tích nhân trắc ( Table 4 ).

Table 2 Tổng lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính của các số đo kích thước cơ thể nữ của phân nhóm 1
Các thành phần Các giá trị riêng ban đầu Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi trích xuất Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi xoay
Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy
1 8,021 53,476 53,476 8,021 53,476 53,476 4,762 31,746 31,746
2 2,069 13,792 67,268 2,069 13,792 67,268 4,088 27,251 58,997
3 1,045 6,967 74,235 1,045 6,967 74,235 2,286 15,238 74,235

Table 3 Tổng lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính của các số đo kích thước cơ thể nữ của phân nhóm 2
Các thành phần Các giá trị riêng ban đầu Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi trích xuất Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi xoay
Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy
1 5,503 36,687 36,687 5,503 36,687 36,687 4,606 30,705 30,705
2 2,538 16,918 53,605 2,538 16,918 53,605 3,194 21,295 52,001
3 1,840 12,268 65,873 1,840 12,268 65,873 2,081 13,872 65,873

Table 4 Tổng lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính của các số đo kích thước cơ thể nữ của phân nhóm 3.
Các thành phần Các giá trị riêng ban đầu Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi trích xuất Lượng biến thiên giải thích bởi các thành phần chính sau khi xoay
Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy Tổng cộng % phương sai % tích lũy
1 4,746 31,638 31,638 4,746 31,638 31,638 4,503 30,023 30,023
2 3,698 24,655 56,293 3,698 24,655 56,293 3,491 23,271 53,294
3 1,448 9,655 65,949 1,448 9,655 65,949 1,755 11,702 64,995
4 1,008 6,719 72,667 1,008 6,719 72,667 1,151 7,672 72,667

Kết quả phân tích nhân tố được trình bày trong Table 5 , Table 6 , Table 7 .

Table 5 Tải lượng giải thích kết quả phân tích thành phần chính - Component Matrixa của phân nhóm 1.
Tên gọi các thành phần chính Thông số đặc trưng Thành phần chính
1 2 3
Thông số liên quan đến vòng eo Vòng eo ,886 ,170 ,221
Vòng bụng ,881 ,249 ,248
Vòng ngực ,838 ,295 ,302
Vòng mông ,798 ,356 ,262
Vòng cổ ,783 ,146 ,078
Bắp tay ,731 ,047 ,476
Thông số liên quan đến chiều cao từ đốt sống cổ thứ 7 đến mặt đất Cao cổ 7 đến đất ,182 ,901 ,285
Cao bụng đến đất ,064 ,893 ,050
Chiều cao ,168 ,884 ,253
Cân nặng ,524 ,723 ,085
Rộng vai ,420 ,661 ,261
Dài tay ,236 ,522 ,372
Thông số liên quan đến hạ eo trước Hạ eo trước ,173 ,144 ,764
Dài đùi ,259 ,303 ,758
Cao cổ 7 đến eo .210 .154 .514
Các giá trị riêng ban đầu 8,021 2,069 1,045
% phương sai 53,476 13,792 6,967
% tích lũy 53,476 67,268 74,235
Phương pháp trích xuất: Phương pháp phân tích thành phần chính.

Table 6 Tải lượng giải thích kết quả phân tích thành phần chính - Component Matrixa của phân nhóm 2.
Tên gọi các thành phần chính Thông số đặc trưng Thành phần chính
1 2 3
Thông số liên quan đến vòng ngực Vòng ngực ,882 ,115 ,131
Vòng eo ,835 -,064 ,102
Vòng bụng ,799 ,044 ,004
Vòng mông ,769 ,369 -,049
Cân nặng ,733 ,294 ,036
Bắp tay ,667 ,114 ,088
Vòng cổ ,596 ,042 ,152
Rộng vai ,556 ,240 -,232
Thông số liên quan đến chiều cao Chiều cao ,214 ,906 ,156
Cao bụng đến đất -,019 ,904 -,078
Cao cổ 7 đến đất ,109 ,900 ,225
Dài tay ,304 ,598 ,090
Thông số liên quan đến dài đùi Dài đùi -,130 ,014 ,873
Hạ eo sau ,066 ,270 ,865
Hạ eo trước ,290 ,041 ,604
Các giá trị riêng ban đầu 5,503 2,538 1,840
% phương sai 36,687 16,918 12,268
% tích lũy 36,687 53,605 65,873
Phương pháp trích xuất: Phương pháp phân tích thành phần chính.

Table 7 Tải lượng giải thích kết quả phân tích thành phần chính - Component Matrixa của phân nhóm 3.
Tên gọi các thành phần chính Thông số đặc trưng Thành phần chính
1 2 3 4
Thông số liên quan đến cân nặng Cân nặng ,905 ,204 ,066 ,012
Vòng eo ,877 -,144 -,044 ,231
Vòng ngực ,826 -,074 ,058 ,086
Vòng mông ,788 ,076 ,001 -,123
Vòng bụng ,780 ,003 -,122 ,261
Bắp tay ,699 ,074 ,184 ,275
Vòng cổ ,636 -,088 ,502 -,197
Thông số liên quan đến chiều cao từ đốt sống cổ thứ 7 đến mặt đất Cao cổ 7 đến đất -,019 ,935 ,104 ,047
Dài đùi ,001 ,927 ,115 ,028
Chiều cao -,076 ,903 ,119 -,129
Cao bụng đến đất ,135 ,654 -,057 -,051
Hạ eo sau -,025 ,602 ,367 ,397
Thông số liên quan đến dài tay Dài tay ,004 ,041 ,803 ,041
Hạ eo trước ,067 ,247 ,789 ,028
Thông số liên quan đến rộng vai Rộng vai ,288 -,050 ,013 ,843
Các giá trị riêng ban đầu 4,786 3,698 1,448 1,008
% phương sai 31,368 24,655 65,949 72,667
% tích lũy 31,638 56,293 65,949 72,667
Phương pháp trích xuất: Phương pháp phân tích thành phần chính.

Nhân tố được tách ra dựa trên mối tương quan giữa các biến hoặc mối tương quan bên trong ma trận biến. Biến ở đây là những nhân tố cho ta kết quả từ việc phân tích nhân tố. Mối tương quan r trong ma trận nhân tố ở Table 8 (phân nhóm 1), Table 9 (phân nhóm 2), Table 10 (phân nhóm 3) đều thấp hơn 0,3. Điều này cho thấy chúng độc lập với nhau và không chồng chéo hoặc ảnh hưởng đến nhau.

Table 8 Các mối tương quan trong phân nhóm 1
F1 F2 F3
F1 Vòng eo 1,000
F2 Cao cổ 7 đến đất -,073 1,000
F3 Hạ eo trước ,021 -,008 1,000

Table 9 Các mối tương quan trong phân nhóm 2
F1 F2 F3
F1 Vòng ngực 1,000
F2 Chiều cao ,025 1,000
F3 Dài đùi -,041 ,053 1,000

Table 10 Các mối tương quan trong phân nhóm 3
F1 F2 F3 F4
F1 Cân nặng 1,000
F2 Cao cổ 7 đến đất ,026 1,000
F3 Dài tay ,030 ,071 1,000
F4 Rộng vai -,023 -,095 -,053 1,000

Table 8 trình bày tải lượng phân tích thành phần chính phân nhóm 1 cho thấy các thông số đặc trưng của phần thân trên cơ thể được chia thành 3 phần chính: kích thước vòng eo, chiều cao đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến đất và hạ eo trước. Bảng 9, phân nhóm 2 có 3 thành phần chính là vòng ngực, chiều cao cơ thể và dài đùi. Bảng 10, phân nhóm 3 có 4 thành phần chính là cân nặng, chiều cao đo từ đốt sống cổ thứ 7 đến đất, dài tay và rộng vai.

Kết quả kiểm định bằng ANOVA

Kết quả kiểm định bằng ANOVA sẽ đưa ra một lựa chọn ban đầu về số phân nhóm có thể được chọn để phân tích hình dáng thông qua giá trị Sig của mỗi phân nhóm. Nếu phân nhóm nào có nhiều giá trị Sig < 0,05 thì phân nhóm đó sẽ có nhiều điểm khác biệt, như thế khả năng được chọn sẽ cao hơn. Căn cứ vào kết quả phân tích của các nhóm thể hiện theo hình 1 có thể chọn các nhóm cho các phân nhóm như phân nhóm 1 có 2 nhóm hoặc có 3 nhóm. Kết hợp với kiểm định ANOVA ( Table 11 ), giải pháp phân thành 3 nhóm cho phân nhóm 1 sẽ được chọn. Giải pháp phân 3 nhóm này có 15/15 biến có giá trị Sig < 0,05. Giữa câc nhóm không có sự chồng chéo lên nhau. Phân nhóm 2 có 2 nhóm hoặc có 3 nhóm. Kết hợp với kiểm định ANOVA ( Table 12 ), giải pháp phân thành 3 nhóm cho phân nhóm 1 sẽ được chọn. Giải pháp phân 3 nhóm này có 14/15 biến có giá trị Sig < 0,05. Giữa các nhóm không có sự chồng chéo lên nhau. Phân nhóm 3 có 2 nhóm hoặc có 3 nhóm hoặc 4 nhóm. Kết hợp với kiểm định ANOVA ( Table 13 ), giải pháp phân thành 3 nhóm cho phân nhóm 1 sẽ được chọn. Giải pháp phân 3 nhóm này có 14/15 biến có giá trị Sig < 0,05. Giữa các nhóm không có sự chồng chéo lên nhau.

Figure 1 . Kết quả phân tích các nhóm.

Sau khi tiến hành phân tích thì mỗi nhóm đều có 3 nhóm hình dáng như Table 11 , Table 12 , Table 13 .

Table 11 Kết quả phân tích ANOVA của 3 nhóm hình dáng của phân nhóm 1.
Số thứ tự Số đo kích thước cơ thể Nhóm chungN = 234 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 F Sig,
TB SD N = 50 (21,37%) N = 30 (12,82%) N = 154 (65,81%)
1 Chiều cao 129,83 10,18 118,75 142,8 132,35 176,11 ,000
2 Cân nặng 30,52 6,99 24,81 41,64 30,76 136,98 ,000
3 Vòng cổ 28,37 2,96 26,13 31 28,88 47,81 ,000
4 Vòng ngực 63,16 7,23 56,38 73,43 64,14 137,34 ,000
5 Vòng eo 59,28 6,85 53,85 67,71 60,03 76,49 ,000
6 Vòng bung 62,57 7,40 56,38 73,27 63,16 113,31 ,000
7 Vòng mông 68,95 8,15 61,45 81,3 69,81 151,89 ,000
8 Bắp tay 20,24 3,17 18,34 23,43 20,45 37,64 ,000
9 Rộng vai 30,88 3,51 28,29 35,86 31 89,55 ,000
10 Hạ eo trước 26,94 3,91 24,39 29,34 27,66 27,99 ,000
11 Cao cổ 7 đến đất 109,18 9,47 98,74 121,94 111,42 201,76 ,000
12 Cao bụng đến đất 75,93 9,22 67,5 85 78,03 79,28 ,000
13 Hạ eo sau 30,64 4,07 28,59 33,85 30,91 22,31 ,000
14 Dài tay 40,86 4,68 37,08 44,89 41,81 53,26 ,000
15 Dài đùi 35,67 5,50 30,86 40,63 36,93 66,60 ,000

Table 12 Kết quả phân tích ANOVA của 3 nhóm hình dáng của phân nhóm 2.
Số thứ tự Số đo kích thước cơ thể Nhóm chungN = 89 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 F Sig,
TB SD N = 25 (28,08%) N = 32 (35,96%) N = 32 (35,96%)
1 Chiều cao 150,43 6,17 145,76 156,60 147,91 61,143 ,000
2 Cân nặng 42,40 4,62 38,38 45,26 42,69 23,728 ,000
3 Vòng cổ 30,43 1,86 29,58 30,92 30,62 4,132 ,019
4 Vòng ngực 74,96 5,84 69,49 76,41 77,78 23,862 ,000
5 Vòng eo 64,08 4,73 60,16 65,15 66,08 16,645 ,000
6 Vòng bung 70,96 6,45 64,51 72,58 74,37 29,689 ,000
7 Vòng mông 83,17 5,29 77,08 85,84 85,26 47,575 ,000
8 Bắp tay 23,19 2,86 21,70 24,04 23,50 5,519 ,006
9 Rộng vai 35,64 2,07 34,34 36,26 36,05 8,206 ,001
10 Hạ eo trước 31,74 2,93 30,19 32,13 32,57 5,572 ,005
11 Cao cổ 7 đến đất 127,16 5,36 123,32 132,67 124,65 67,064 ,000
12 Cao bụng đến đất 88,74 5,43 85,85 94,23 85,51 59,603 ,000
13 Hạ eo sau 34,68 3,14 33,62 36,34 33,86 8,132 ,001
14 Dài tay 49,37 4,14 45,87 51,71 49,77 20,461 ,000
15 Dài đùi 33,72 3,97 34,16 34,13 32,98 ,876 ,420

Table 13 Kết quả phân tích ANOVA của 3 nhóm hình dáng của phân nhóm 3
Số thứ tự Số đo kích thước cơ thể Nhóm chungN = 135 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 F Sig,
TB SD N = 68 (50,37%) N = 15 (11,11%) N = 52 (38,52%)
1 Chiều cao 156,89 6,17 154,65 154,74 160,43 40,43 ,000
2 Cân nặng 48,16 4,62 44,46 56,93 50,46 84,41 ,000
3 Vòng cổ 31,76 1,86 31,03 35,10 31,76 21,37 ,000
4 Vòng ngực 81,91 5,84 79,51 91,35 82,32 50,49 ,000
5 Vòng eo 67,68 4,73 65,55 79,45 67,07 71,08 ,000
6 Vòng bung 75,63 6,45 72,56 89,07 75,76 45,32 ,000
7 Vòng mông 88,80 5,29 85,73 99,66 89,69 46,85 ,000
8 Bắp tay 24,55 2,86 22,97 28,02 25,62 25,39 ,000
9 Rộng vai 38,19 2,07 38,08 40,94 37,54 11,03 ,000
10 Hạ eo trước 35,39 2,93 34,56 35,39 36,47 4,99 ,008
11 Cao cổ 7 đến đất 132,78 5,36 130,63 130,74 136,17 29,72 ,000
12 Cao bụng đến đất 91,70 5,43 88,46 93,54 95,39 32,93 ,000
13 Hạ eo sau 36,89 3,14 35,64 36,95 38,50 11,65 ,000
14 Dài tay 52,46 4,14 51,75 53,77 53,02 1,62 ,202
15 Dài đùi 38,52 3,97 37,83 37,89 39,61 30,01 ,000

Sử dụng Logic mờ trong phân loại hình dáng

Với kết quả phân tích trên thì có 9 nhóm của 3 phân nhóm. Tuy nhiên sẽ có 3 mức độ chiều cao khác nhau, do đó có 27 nhóm hình dáng cơ thể nữ Việt nam từ 6 đến 18 tuổi và được mã hóa như bảng 14. Trong bảng, có 5 biến đầu vào, khoảng giá trị đo của các biến đó. Ngoài ra, thứ tự số mã hóa cho biết kiểu hình dáng cần biết.

Table 14 Dữ liệu cần cho phân tích 27 hình dáng
Thứ tự mã hóa Kiểu hình dáng BMI CAO VM-VNG VM-VEO VM/VEO
1 Gầy, thấp, hình tam giác <18 108,57-151,93 ≥3,6 <9 <1,193
2 Gầy, cao, hình tam giác <18 132,62-165 ≥3,6 <9 <1,193
3 Gầy cao,trung bình, hình tam giác <18 122,17-159,31 ≥3,6 <9 <1,193
4 Cân đối, thấp, hình tam giác 18-23 108,57-151,93 ≥3,6 <9 <1,193
5 Cân đối, cao, hình tam giác 18-23 132,62-165 ≥3,6 <9 <1,193
6 Cân đối, cao trung bình, hình tam giác 18-23 122,17-159,31 ≥3,6 <9 <1,193
7 Thừa cân, thấp, hình tam giác >23 108,57-151,93 ≥3,6 <9 <1,193
8 Thừa cân,cao, hình tam giác >23 132,62-165 ≥3,6 <9 <1,193
9 Thừa cân, cao trung bình, hình tam giác >23 122,17-159,31 ≥3,6 <9 <1,193
10 Gầy, thấp, hình muỗng <18 108,57-151,93 >2 >7 ≥1,193
11 Gầy, cao, hình muỗng <18 132,62-165 >2 >7 ≥1,193
12 Gầy cao,trung bình, hình muỗng <18 122,17-159,31 >2 >7 ≥1,193
13 Cân đối, thấp, hình muỗng 18-23 108,57-151,93 >2 >7 ≥1,193
14 Cân đối, cao, hình muỗng 18-23 132,62-165 >2 >7 ≥1,193
15 Cân đối, cao trung bình, hình muỗng 18-23 122,17-159,31 >2 >7 ≥1,193
16 Thừa cân, thấp, hình muỗng >23 108,57-151,93 >2 >7 ≥1,193
17 Thừa cân,cao, hình muỗng >23 132,62-165 >2 >7 ≥1,193
18 Thừa cân, cao trung bình, hình muỗng >23 122,17-159,31 >2 >7 ≥1,193
19 Gầy, thấp, hình đồng hồ cát dưới <18 108,57-151,93 ≥3,6 ≥9 <1,193
20 Gầy, cao, hình đồng hồ cát dưới <18 132,62-165 ≥3,6 ≥9 <1,193
21 Gầy cao,trung bình, hình đồng hồ cát dưới <18 122,17-159,31 ≥3,6 ≥9 <1,193
22 Cân đối, thấp, hình đồng hồ cát dưới 18-23 108,57-151,93 ≥3,6 ≥9 <1,193
23 Cân đối, cao, hình đồng hồ cát dưới 18-23 132,62-165 ≥3,6 ≥9 <1,193
24 Cân đối, cao trung bình, hình đồng hồ cát dưới 18-23 122,17-159,31 ≥3,6 ≥9 <1,193
25 Thừa cân, thấp, hình đồng hồ cát dưới >23 108,57-151,93 ≥3,6 ≥9 <1,193
26 Thừa cân,cao, hình đồng hồ cát dưới >23 132,62-165 ≥3,6 ≥9 <1,193
27 Thừa cân, cao trung bình, hình đồng hồ cát dưới >23 122,17-159,31 ≥3,6 ≥9 <1,193
Khoảng số đo 11-30,8 106-169 16,5-20,6 6,9-34 0,905-1,590

Mô hình bộ điều khiển mờ

Mô hình MISO được chọn cho hệ điều khiển mờ trong nghiên cứu này. Trong đó, đầu vào có 5 biến, 1 kết quả đầu ra và truyền qua hệ điều khiển logic mờ (Hình 2).

Figure 2 . Mô hình MISO.

Thiết lập các hàm thành viên

Kết quả có tất cả 13 hàm thành viên. Trong đó 3 hàm thành viên cho biến đầu vào thứ nhất (BMI), 3 hàm thành viên cho biến đầu vào thứ hai (CAO), 2 hàm thành viên cho biến đầu vào thứ 3 (VM-VNG), 3 hàm thành viên cho biến đầu vào thứ 4 (VM-VEO), 2 hàm thành viên cho biến đầu vào thứ 5 (VM/VEO). Các biến đầu vào đều sử dụng tập mờ có dạng hình tam giác và các khoảng thông số đo cho từng hàm thành viên của mỗi biến như Table 15 .

Table 15 Khoảng số đo các cỡ số của 13 hàm thành viên cho 5 biến đầu vào
Biến đầu vào Tên Hàm thành viên Khoảng số đo
1 (BMI) Gầy 1 [10,9 14,4 17,99]
Cân đối 2 [17,9 20,5 23]
Thừa cân 3 [23,1 27,2 31]
2 (CHIEU CAO) Thấp 4 [106,6 131 154,6]
Cao trung bình 5 [122 142,1 162]
cao 6 [133,6 150,1 169]
3 (M-NG) Trên 2 7 [1,1 10,72 20,6]
Trên 3,6 8 [3,1 12,48 20,6]
4 (M-EO) Nhỏ hơn 9 9 [1,1 4,45 7,747]
Từ 9 trở lên 10 [9,1 21,51 34]
Hơn 7 11 [7,01 20 33,9]
5 (M/EO) Dưới 1,193 12 [0,91 1,04 1,19]
Từ1,193 13 [1,19 1,375 1,59]

Kết quả đầu ra là phân loại hình dáng cần tìm. Có tất cả 9 hàm thành viên cho biến đầu ra ( Table 16 ).

Table 16 Giá trị đầu ra của cỡ số cần tìm
Tên Hàm thành viên Kết quả
Gầy, thấp, hình tam giác Gầy, thấp, hình tam giác 1
Cân đối, cao, hình muỗng Cân đối, cao, hình muỗng 2
Gầy, cao trung bình, hình đồng hồ cát dưới Gầy, cao trung bình, hình đồng hồ cát dưới 3
Cân đối, thấp, hình muỗng Cân đối, thấp, hình muỗng 4
Cân đối, cao, hình muỗng Cân đối, cao, hình muỗng 5
Cân đối, cao trung bình, muỗng Cân đối, cao trung bình, muỗng 6
Cân đối, thấp, hình muỗng Cân đối, thấp, hình muỗng 7
Quá cân, cao trung bình, hình muỗng Quá cân, cao trung bình, hình muỗng 8
Cân đối, cao, hình muỗng Cân đối, cao, hình muỗng 9

Mô phỏng trên Matlab

Tiến hành thực hiện mô phỏng trên SIMULINK của phần mềm Matlab như hình 3.

Figure 3 . Mô hình bộ điều khiển chọn hình dáng trên SIMULINK .

Kiểm tra tính khả thi của mô hình

Việc kiểm tra tính khả thi của mô hình được thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất, kiểm tra ngược lại số đo khảo sát ban đầu của 3 phân nhóm, mỗi tuổi lấy ngẫu nhiên 1 dữ liệu. Cách thứ hai, đo ngẫu nhiên 10 đối tượng thuộc các nhóm tuổi nghiên cứu. Kết quả chạy mô phỏng trình bày trong Table 17 .

Table 17 Kết quả chạy mô phỏng
Tuổi CAO BMI M-NG M-E M/E Giá trị ngõ ra Hình dáng
6 110,4 16,8 5,1 6,7 1,152 1 Gầy, thấp, hình tam giác
115 17,2 4,7 6,2 1,136 1 Gầy, thấp, hình tam giác
7 116,7 20,6 6,9 7,5 1,156 4 Cân đối, thấp, hình tam giác
120 18,8 10,6 12,4 1,246 13 Cân đối, thấp, hình muỗng
8 125 18,6 11,4 13,3 1,260 13 Cân đối, thấp, hình muỗng
133 18 5,3 7,2 1,138 5 Cân đối, cao, hình tam giác
9 148 18,3 -4 3 1,043 5 Cân đối, cao, hình tam giác
131 20,4 7,1 5,5 1,077 5 Cân đối, cao, hình tam giác
10 145 17,4 9,6 19,7 1,356 11 Gầy, cao, hình muỗng
136 14,6 10,5 13 1,234 11 Gầy, cao, hình muỗng
11 146 16,9 9,8 16,8 1,295 11 Gầy, cao, hình muỗng
148 16,9 14 28,2 1,534 11 Gầy, cao, hình muỗng
12 153 13,7 1,5 17,5 1,292 11 Gầy, cao, hình muỗng
151 14,9 5,5 19 1,325 11 Gầy, cao, hình muỗng
13 146 16,9 10,3 15 1,252 11 Gầy, cao, hình muỗng
149 16,7 9 18,5 1,306 11 Gầy, cao, hình muỗng
14 150 14,4 5 18 1,290 11 Gầy, cao, hình muỗng
151 15,1 6,5 26,5 1,473 11 Gầy, cao, hình muỗng
15 150 17,8 11,5 24,5 1,392 11 Gầy, cao, hình muỗng
153 17,1 10,5 24,3 1,398 11 Gầy, cao, hình muỗng
16 152 20,3 14 34 1,567 14 Cân đối, cao, hình muỗng
159 15,8 12 25,2 1,411 11 Gầy, cao, hình muỗng
17 157 29 12,1 25,3 1,413 17 Thừa cân,cao, hình muỗng
151 30,1 7 20,9 1,318 17 Thừa cân,cao, hình muỗng
18 149 18 10,2 24,9 1,417 14 Cân đối, cao, hình muỗng
164 18,2 6 20,4 1,296 14 Cân đối, cao, hình muỗng

Đánh giá tính khả thi của mô hình

Việc kiểm tra tính khả thi của mô hình được thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất, kiểm tra ngược lại số đo khảo sát ban đầu của 3 phân nhóm, mỗi tuổi lấy ngẫu nhiên 1 dữ liệu. Cách thứ hai, đo ngẫu nhiên 10 đối tượng thuộc các nhóm tuổi nghiên cứu. Kết quả chạy mô phỏng đúng như vóc dáng đã phân tích.

KẾT LUẬN

Nội dung nghiên cứu đã thực hiên được việc đo 458 số liệu đo nữ Việt Nam từ 6- 18 tuổi theo phương pháp đo trực tiếp. Dữ liệu đo được chia thành 3 phân nhóm theo 3 độ tuổi từ 6-10 tuổi, từ 11 đến 15 tuổi và từ 16-18 tuổi. Các số liệu được phân tích bằng các phương pháp phân tích thành phần chính, phân tích phương sai, phân tích ANOVA trên phần mềm SPSS. Các hình dáng được phân loại theo dạng kết hợp các chuẩn FFIT, BMI sau khi phân nhóm trên SPSS. Kết quả có tất cả 27 hình dáng và các nhóm này sẽ được thiết kế chương trình mô phỏng phân loại bằng kỹ thuật logic mờ trên Matlab-Simulink. Nghiên cứu được kiểm tra tính khả thi chương trình mô thông qua các dữ liệu đo ban đầu và dữ liệu đo ngẫu nhiên của các đối tượng trong độ tuổi nghiên cứu đều cho kết quả đúng như bảng phân tích hình dáng đã phân tích. Kết quả nghiên cứu nàylàm cho việc phân loại hình dáng cơ thể có kết quả nhanh, mang tính khoa học, thực tiễn trong lĩnh vực thiết kế trang phục, tư vấn hình dáng và mở ra các hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn như là thiết kế mô phỏng các vóc dáng đã nghiên cứu dưới dạng mô hình 3D.

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được tài trợ bởi trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số T – CK - 2018 – 62.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FFIT: Kỹ thuật nhận dạng vóc dáng nữ – Female Figure Identification Technique

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Mộng Hiền phụ trách toàn bộ nội dung nghiên cứu trình bày trong bài báo.

References

  1. Simmons Peavy Karla. "Body Shape Analysis Using Three- Dimensional Body Scanning Technology". Raleigh, Thesis, Jun. 2002;:. Google Scholar
  2. Yu W., Fan J., S. C. Harlock, Ng S.P.. "Innovation and Technology of Women's Intimate Apparel" in Woodhead Publishing Limited". Cambridge England. 2006;:8-10. Google Scholar
  3. Cottle F.S., Ulrich P.V., Teel K.P.. "Framework of Understanding Somatological Constructs Relative to The Fit of Apparel". Ulrich,P. V, & Connell, L.J. 2013;:. Google Scholar
  4. Gill S.. A Review of Research and Innovation in Garment Sizing, Prototyping and Fitting. Textile Progress. 2015;47:1-85. Google Scholar
  5. LEE Y.S.. Anthropometric Data Analysis for Body Shape Modeling in Korean. Korean Journal of Physical Anthropology. 2013;:61-69. Google Scholar
  6. Li J., Ye J., Wang Y., Bai L., Guodong Fitting 3d Garment Models onto Individual Human Models. Computers & Graphics. 2010;:742-756. Google Scholar
  7. Phuc T.T.N. Nghiên cứu đặc điểm kích thước phần thân dưới cơ thể phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh độ tuổi từ 25-45. . 2015;:. Google Scholar
  8. Tran T.M.K. Somatotype Analysis and Torso Pattern Development for Vietnamese Women in 30s Using 3D Body Scan Data. . 2012;:. Google Scholar
  9. Kwong C.K., Mok P.Y., Ip W.H.. Genetic Optimization of JIT Operation Schedules for Fabric-cutting Process in Apparel. Journal of Intelligent Manufacturing, SpringerLink. 2006;:. Google Scholar
  10. Wong W.K, Leung S.Y.S.. Genetic Optimization of Fabric Utilization in Apparel Manufacturing. International Journal of Production Economics. 2008;:. Google Scholar
  11. Abeysooriya R.P., Fernando T.G.I.. Hybrid Approach to Optimize Cut Order Plan Solutions in Apparel Manufacturing. International Journal of Information and Communication Technology Research. 2019;:. Google Scholar
  12. Javanshir H., Rezaei S., Najar S.S.. Two - Dimensional Cutting Stock Management in Fabric Industries and Optimizing the Large Object's Length. IJRRAS. 2010;:. Google Scholar
  13. Chan KC.C., Hui PCL, Yeung K.W.. Handling the assembly line balancing problem in the clothing industry using a genetic algorithm. International Journal of Clothing Science and Technology, Emerald Insight. 1998;:. Google Scholar
  14. Chen J.C., Hsaio M.H., Chen C.C.. A Grouping Genetic Algorithm for the Assembly Line Balancing Problem of Sewing Lines in The Garment Industry. International Conference on Machine Learning and Cybernetics. 2009;:. PubMed Google Scholar
  15. Chang C.R., Chang L..C., Shiun L..S.. An Automatic Decision Support System Based on Genetic Algorithm for Global Apparel Manufacturing. International Journal of Soft Computing. 2006;1:17-21. Google Scholar
  16. Chena Y., Zenga X., Happiettea M., Bruniauxa P., Ngb R., W.Yub Optimisation of garment design using fuzzy logic and sensory evaluation techniques. Elsevier. 2009;22:272-282. Google Scholar
  17. WanG X., Li K.. Pattern Recognition Based on Fuzzy Cluster For Recognizing Garment Style in The Photo. 9th International Conference on Computer-Aided Industrial Design and Conceptual Design. 2008;:22-25. Google Scholar
  18. Hoang T., Chu N.M.N. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- tập 2. NXB Hồng Đức. 2008;:. Google Scholar
  19. Dernoncourt F.. Introduction to fuzzy logic. MIT. 2013;:. Google Scholar
  20. TCVN 5781:2009, "Phương pháp đo cơ thể người", Việt Nam. . 2009;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 3 No 1 (2020)
Page No.: 352-365
Published: Mar 31, 2020
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjet.v3i1.630

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyen, M. H. (2020). A Using the Fuzzy Logic to Classify Vietnamese Women’s Shapes from 6 to 18 Years Old. VNUHCM Journal of Engineering and Technology, 3(1), 352-365. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjet.v3i1.630

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1501 times
Download PDF   = 900 times
View Article   = 0 times
Total   = 900 times