stdjet.scienceandtechnology.com.vn

VNUHCM Journal of

Engineering and Technology

An official journal of Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam since 2018

ISSN 2615-9872

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Research article

HTML

7

Total

5

Share

Effect of drying aids concentration on the physicochemical properties of acerola powder producing by foam mat drying






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Acerola is known as a tropical fruit that is rich in health-beneficial biological compounds such as polyphenols and vitamin C. However, this raw material is susceptible to post-harvest damage due to its rapid ripening rate. Therefore, processing new products, such as soluble powder, is essential. The purpose of this study is to evaluate the impact of the addition rate of drying aids, including maltodextrin (8–12%) and hydroxylpropyl methylcellulose (0.75–1.25%), on the physicochemical properties of cherry powder. processed by the foam drying method. Research results show that changing the mixing ratio of drying aids affects the density and foaming, acid content, solubility, vitamin C, and polyphenols of the powder. In all samples with a maltodextrin addition rate of 12%, the sample had low foaming (<5%). Meanwhile, the remaining ratios have foaming levels of 80%–140%. The sample with the addition rate of 8% maltodextrin combined with 0.75% hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) gave the finished product the highest values in terms of solubility, vitamin C content, and polyphenols. SEM scanning microphotograph results show that the powder has a flat morphology, no adhesion, an irregular shape, and a smooth surface. In addition, the PCA analysis results also show that the solubility, vitamin C content, and polyphenol content of the powder are positively correlated with foam expansion and negatively correlated with foam density. The resulting cherry powder can be used as a source of vitamin C.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sơ ri là loại trái cây được trồng tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt nhiều nhất là Tiền Giang, tiếp đến là Bến Tre và An Giang. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, từ năm 2019 tại Tiền Giang đã hình thành vùng chuyên canh sơ ri tại thị xã Gò Công Tây và một phần thị xã Gò Công với sản lượng lên đến 5.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, sơ ri Gò Công đã được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sơ ri có thể cho trái quanh năm vụ thuận là từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch hằng năm và vụ nghịch là từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Đây là đặc điểm thuận lợi về việc tiếp cận nguồn nguyên liệu phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ trái sơ ri 1 .

Sơ ri được biết đến là một loại trái cây rất giàu các hợp chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh hàm lượng vitamin C cao gấp nhiều lần so với các loại trái cây khác như cam, quýt, xoài; loại trái cây này còn chứa các hợp chất nhóm polyphenols như phenolic acid, flavonoid, courmarin, stibene, lignan. Chiết xuất từ ​​quả sơ ri cho thấy khả năng kháng oxy hóa mạnh, kháng viêm, kháng tăng đường huyết, kháng u, chống độc và tăng cường hoạt động bảo vệ gan 2 . Tuy nhiên, thực tế cho thấy quả sơ ri chín nhanh, nên rất khó bảo quản tươi, cần thiết phải chế biến thành sản phẩm để có thể kéo dài thời gian sử dụng và vận chuyển đi xa.

Sấy khô là một phương pháp phổ biến giúp bảo quản nguyên liệu thực phẩm do khả năng loại bỏ nước ra khỏi nguyên liệu tươi. Sản phẩm sau khi tách nước ít bị hư hỏng hỏng dưới tác động của các tác nhân không mong muống như vi sinh vật và enzyme. Ngoài ra, phương pháp này giúp giảm thiểu chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển do sự giảm đáng kể về kích thước và khối lượng của nguyên liệu 3 . Sấy bọt là một trong những kỹ thuật phổ biến để sản xuất bột có nguồn gốc nguyên liệu từ thực vật. Sản phẩm được tạo thành dựa trên nguyên lý đánh bông nguyên liệu từ dạng lỏng hoặc bán lỏng thành dạng bọt. Trong quá trình đánh bông, các chất trợ sấy có vai trò như chất tạo bọt hoặc chất ổn định bọt được bổ sung vào nguyên liệu. Sau đó, bọt được trải thành một tấm thảm mỏng và sấy khô. Bột tạo thành phương pháp này có thời gian sấy ngắn, dễ hòa tan trong nước và quy trình sản xuất đơn giản 3 . Hiện nay, các nghiên cứu về sản xuất bột từ trái sơ ri bằng lỹ thuật này còn khá hạn chế. Theo các nghiên cứu về sản xuất bột trái cây bằng phương pháp sấy bọt xốp trước đó, như bột trái mận 4 , bột xoài 5 , bột trái me 6 và bột trái cherry 7 ; tỷ lệ bổ sung các chất trợ sấy có ảnh hưởng quang trọng đến độ ổn định, độ nở của bọt cũng như hàm lượng các hợp chất sinh học của bột thành phẩm. Maltodextrin và các dẫn xuất của cellulose (hydroxylpropyl methylcellulose) thường được sử dụng như chất trợ sấy 8 trong chế biến các sản phẩm bột. Tuy nhiên các đánh giá về ảnh hưởng của việc bổ sung các chất này đến chất lượng bột sơ ri vẫn còn khá ít thông tin. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi của tỷ lệ bổ sung chất trợ sấy đến đặc tính hóa lý và hàm lượng các hợp chất kháng oxy hóa có trong bột sơ ri.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên liệu và hóa chất

Nguyên liệu và hóa chất

Nguyên liệu và hóa chất

Quy trình chuẩn bị mẫu

Sơ ri sau khi rã đông được ép bằng máy ép trái cây Philips (HR1863, Trung Quốc) để thu dịch quả. Tiếp theo, 100g dịch quả được trộn đều cùng với maltodextrin ở các tỷ lệ khác nhau (8, 10 và 12%) và HPMC ở các tỷ lệ khác nhau (0,75%; 1,00% và 1,25%). Hỗn hợp sau đó được đánh bông bằng cách sử dụng máy đánh trứng (MX-SS1BRA 600W, Panasonic, China) trong 5 phút với tốc độ tối đa. Các mẫu bọt tiếp tục được trải đều lên khuôn (dài x rộng là 20 cm x 15 cm) với độ dày khoảng 3 mm. Tiếp theo, mẫu được sấy khô tại nhiệt độ 65°C bằng máy sấy khí nóng (10K Inox 304 VN, Viễn Đông, Việt Nam) đến khi đạt độ ẩm trong khoảng 3-5%. Sau đó, các mẫu bọt đã sấy khô được xay nhuyễn bằng máy xay (HR2115, Philip, Trung Quốc) để thu hồi bột. Bột được giữ trong túi nhựa tráng nhôm, ghép mí và bảo quản tại nhiệt nhiệt độ -18°C cho đến khi các phân tích hóa lý được thực hiện.

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Phân tích thành phần hóa lý của bột sơ ri

Xử lý số liệu

Trong nghiên cứu này, số liệu từ thí nghiệm được phân tích phương sai (ANOVA) một yếu tố và hai yếu tố, kiểm định sự khác biệt nhỏ nhất (LSD) được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm JMP phiên bản 13.0. Phần mềm Excel 2019 được dùng để tính toán số liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc tính bọt

Bọt là một hệ mà khí phân tán trong pha liên tục là lỏng hoặc bán rắn. Để tăng hiệu quả tạo thành bọt các chất trợ sấy có vai trò như là chất tạo bọt và chất ổn định, thường được sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong đó, chất tạo bọt là chất hoạt động bề mặt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và một chất rắn. Trong khi đó, chất ổn định có vai trò giúp tăng độ nhớt của pha liên tục hoặc bằng cách hình thành một mạng ba chiều làm chậm chuyển động của các thành phần bên trong bọt 3 . Do đó, sự thay đổi tỷ lệ chất ổn định dẫn đến sự thay đổi đặc tính của bọt.

Kết quả phân tích trong Table 1 cho thấy, sự thay đổi tỷ lệ maltodextrin và HPMC đã dẫn đến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ trọng và độ nở của bọt giữa các mẫu khảo sát (p<0,05). Nhìn chung, tỷ lệ bổ sung maltodextrin (MD) tăng đã làm tăng tỷ trọng và giảm độ nở của bọt. Cụ thể, ở tất cả tỷ lệ HPMC và tỷ lệ MD 12%, các mẫu khảo sát có tỷ trọng bọt cao xấp xỉ 1 g/cm 3 và độ nở thấp khoảng 3%. Hình ảnh thể hiện trong Figure 2 cũng cho thấy các mẫu này hầu như không quan sát được sự xuất hiện của bọt sau quá trình đánh bọt. Ngược lại, tại tỷ lệ MD 8% bọt có tỷ trọng thấp nhất và độ nở cao nhất với số liệu cụ thể ghi nhận được lần lượt nằm trong khoảng 0,42-0,51 g/cm 3 và 99,59-133,89%. Nghiên cứu trước đó về bột trái việt quất cũng đã cho thấy bổ sung maltodextrin ở một giới hạn nhất định giúp tăng độ nở của bọt, tuy nhiên vượt quá mức này có thể làm tăng độ nhớt của mẫu dẫn đến tác động ngược là làm giảm độ nở của bọt 12 .

Đối với HPMC, nghiên cứu chưa ghi nhận được sự biến đổi theo quy luật về tỷ trọng và độ nở của bọt khi thay đổi tỷ lệ chất trợ sấy này. Tại cùng tỷ lệ MD 8%, bọt có tỷ trọng là 0,42; 0,51 và 0,49 g/cm 3 tương ứng với tỷ lệ bổ sung maltodextrin lần lượt là 0,75%, 1,0% và 1,25%. Trong khi đó, nghiên cứu khác trên bột trái Aegle marmelos L, sự gia tăng hàm lượng methyl cellulose (MC) từ 0,25% đến 0,75% đã làm tăng tỷ trọng của bọt 13 . Ngược lại đối với bột trái đu đủ, trong cùng khoảng tỷ lệ MC này đã giúp gia tăng độ nở của bọt 14 . Nghiên cứu của Abbasi & Azizpour (2015) phát hiện tỷ lệ MC tăng từ 1% đến 2% làm giảm tỷ trọng của bọt trái cherry từ 0,65 xuống 0,41 g/cm 3 7 .

Trong các nghiên cứu trước đó về bột trái mận 4 , bột trái cherry 7 và bột trái Aegle marmelos L 13 được sản xuất bằng phương pháp sấy bọt, các tác giả đã đề cập tỷ trọng bọt càng thấp thể hiện lượng không khí đi vào trong mẫu càng nhiều trong qua trình đánh bọt và giúp bọt có độ nở lớn, kết quả là quá trình tách nước ra khỏi mẫu đạt hiệu quả cao trong quá trình sấy.

Các mẫu có tỷ lệ bổ sung maltodextrin 12% có tỷ trọng bọt cao nhất và độ nở thấp nhất trong tất cả các mẫu đã khảo sát. Vì vậy, các mẫu này đã không được chọn để tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu về hàm lượng vitamin C và polyphenol.

Table 1 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn chất trợ sấy đến tỷ trọng và độ nở của bọt sơ ri

Figure 2 . Hình ảnh minh họa sự tạo thành bọt sơ ri tại các tỷ lệ phối trộn chất trợ sấy

TA, TSS và độ hòa tan

Các mẫu được lựa chọn từ mục Đặc tính bọt được tiếp tục sấy khô để thu hồi bột. Các đặc tính hóa lý của bột sơ ri được thể hiện trong Table 2 . Tương tự đặc tính bọt, sự thay đổi về tỷ lệ bổ sung chất trợ sấy đã dẫn sự khác biệt về hàm lượng acid có trong mẫu bột sơ ri. Trong đó, tại các mẫu bổ sung MD là 8%, hàm lượng HPMC tăng từ 0,75% đến 1,25% đã làm giảm lượng acid từ 3,16% xuống 2,88%. Trường hợp khác, khi lượng bổ sung MD được nâng từ 8% đến 10% và giữ cố định HPMC là 1%, đã làm hàm lượng acid có trong mẫu giảm từ 2,92% đến 2,84%. Asocrbic acid là acid hữu cơ chủ yếu có trong trái sơ ri 2 . Nghiên cứu trước trên trái sơ ri 15 và bã ép trái sơ ri 16 đã cho thấy nhiệt độ sấy càng cao và thời gian sấy càng dài, dẫn đến hao hụt càng nhiều lượng ascorbic acid có trong sản phẩm sau khi sấy. Mẫu 8%MD-0,75% HPMC có thời gian sấy 3,5 giờ; mẫu 10%MD- 1,25% HPMC có thời gian sấy 4,5 giờ; các mẫu còn lại có thời gian khoảng 4 giờ. Thời gian sấy ngắn có thể đã giúp hạn chế sự hao hụt của acid hữu cơ này có trong bột sơ ri. Ngược lại, hàm lượng tổng chất rắn hòa tan giữa các mẫu khảo sát lại không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05). Tất cả các mẫu đều đạt giá trị nằm trong khoảng 8,77-8,93%.

Về độ hòa tan, kết quả xử lý thống kê cho thấy tính chất này của bột sơ ri có sự khác biệt rõ giữa các mẫu khảo sát (p<0,05). Tăng hàm lượng matodextrin 8% đến 10% đã làm tăng độ hòa tan của bột từ 57% đến 68%. Tuy nhiên sự gia tăng HMPC đã mang lại tác động nghịch đối với độ hòa tan của bột. Độ hòa tan giảm dần từ 72,41% đến 57,82% khi tỷ lệ HPMC dần mở rộng từ 0,75% đến 1,25%.

Table 2 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn chất trợ sấy đến TA, TSS và độ hòa tan của bột sơ ri

Vitamin C và polyphenol

Cả hai chỉ tiêu phân tích là vitamin C và polypheol đều có hàm lượng thấp nhất tại mẫu sử dụng 10% MD và 1,25% HPMC, với kết quả ghi nhận được tương ứng là 2063,11 mg/100 vck và 1963,84 mg GAE/100g vck ( Table 3 ). Trong khi đó, hàm lượng cao nhất của vitamin C là 2366,22 mg/100g vck và polyphenol 2201,80 mg GAE/100 vck đã được tìm thấy ở mẫu sử dụng 8% MD và 0,75% HPMC. Các mẫu bột sơ ri còn lại không có sự khác biệt rõ về mặt thống kê, với hàm lượng vitamin C nằm trong khoảng 2131,56 – 2229,33 mg/100 vck và polyphenol 2006,68 -2140,45 mg GAE/100 vck. Hiện tượng này có thể là do mẫu 8% MD – 0,75% HPMC có độ nở của bọt cao nhất, góp phần nâng cao khả năng thoát hơi nước ra khỏi bọt, dẫn đến mẫu có thời gian sấy ngắn hơn (3,5 giờ) so với các mẫu còn lại (4 giờ), điều này giúp hạn chế các sự hao hụt các hợp chất nhạy nhiệt như vitamin C và polyphenol. Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng, giảm thời gian sấy giúp giảm sự hao hụt vitamin C có trong bột trái xoài 17 , polyphenol có trong bột trái nhàu 18 cũng như anthocyanin (hợp chất sinh học nhạy cảm với nhiệt độ) trong bột trái cherry 7 .

Hàm lượng vitamin C trong bột sơ ri cao hơn so với bột trái đu đủ 125 mg/100g [14] và bột bột xoài 19,56-22,65 (mg/100g) 17 . Ngoài ra, hàm lượng polyphenol có trong bột sơ ri cao hơn bột trái cherry 100-150 mg GAE/100g 7 , bột trái nhàu 1394,5 mg GAE/100g 18 , nhưng hơn thấp hơn bột trái đào 2490-3236 mg GAE/100g 19 .

Table 3 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn chất trợ sấy đến vitamin C và TPC của bột sơ ri

Figure 3 . (A) Hình ảnh bột sơ rivà (B) Hình ảnh dung dịch được hoàn nguyên từ bột sơ ri

Song song với các chỉ tiêu đã đề cập, nghiên cứu cũng đã theo dõi sự thay đổi màu sắc của bột sơ ri tại các tỷ lệ phối trộn chất trợ sấy khác nhau. Nhìn chung, bột sơ ri thu được ở tất cả các mẫu thí nghiệm đều có màu đỏ cam ( Figure 3 ). Trong đó, mẫu 8% MD và 0,75% HPMC có cường độ màu đậm hơn ở cả hai dạng là bột và dung dịch hoàn nguyên. Trong báo của Delva và Schneider (2013) đã nhận xét rằng anthocyanin là carotenoid là các sắc tố chính tạo nên màu sắc đỏ cam đặc trưng cho quả sơ ri chính 2 . Tuy nhiên cả hai hợp chất này đều dễ bị hao hụt dưới tác động của nhiệt độ cao. Mẫu 8% MD và 0,75% HPMC có thời gian sấy ngắn nên có thể đã giúp lưu giữ hàm lượng các hợp chất này trong bột sơ ri nhiều hơn so với các mẫu còn lại. Nghiên cứu Ekpong và ctv. (2016) cho thấy sử dụng maltodextrin 15% và HPMC 0,1% cho sản phẩm bột trái me có chất lượng cao 6 .

Bên cạnh các kết quả phân tích đã được đề cập, trong nghiên cứu này cũng đã thực hiện khảo sát sơ bộ khả năng tạo bọt của dịch ép sơ ri khi bổ sung maltodextrin ở tỷ lệ 6% và 8%, kết hợp với HPMC ở tỷ lệ 0,5% và 0,75%. Kết quả cho thấy bọt tạo thành có độ nở dao động trong khoảng 95,31%-110,18% và hàm lượng vitamin C có trong bột sau sấy dao động trong khoảng 2178,21-2235,89 mg/100g vck. Các kết quả này thấp hơn so với mẫu 8% MD-0,75% HPMC. Như vậy, từ các kết quả phân tích cho thấy bột sơ ri được sản xuất từ dịch ép sơ ri phối trộn với 8% maltodextrin và 0,75% HPMC, đã cho sản phẩm có hàm lượng cao về acid tổng số, vitamin C và polyphenol. Bột thành phầm có màu sắc đỏ cam đặc trưng và mùi thơm của trái sơ ri.

Hình ảnh cấu trúc hạt, độ ẩm và hoạt độ nước

Figure 4 cho thấy bột sơ ri (mẫu 8% MD-0,75% HPMC) có hình thái dạng phẳng, không bị kết dính, hình dạng không đều và bề mặt nhẵn. Hình thái bột trong nghiên cứu hiện tại khá giống với các báo cáo trước đây về bột xoài 5 , bột việt quất 12 và bột trái đào 19 được sản xuất bằng công nghệ sấy bọt xốp.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy bột sơ ri có hoạt độ nước là 0,29 và độ ẩm là 3,33%. Các giá trị này khá tương đồng đối các loại bột trái cây khác cũng được sản xuất bằng công nghệ sấy bọt. Hoạt độ nước và ẩm độ của bột trái me là có giá trị lần lượt là 9,51% và 0,13 6 , bột trái việt quất là 2-4% và 0,2-0,4 12 , bột trái nhàu là 6% 18 , bột trái đào là 2% 19 , và bột dưa lưới là 3,26% và 0,42 20 . Hoạt độ nước <0,6 giúp sản phẩm giúp sản phẩm có hạn sử dụng dài do hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và phản ứng sinh hóa không mong muốn 12 .

Figure 4 . Hình ảnh cấu trúc bề mặt của bột sơ ri tại các độ phân giải khác nhau. Bột chứa 8% MD và 0,75% HPMC

Sự tương quan giữa các đặc tính hóa lý của bột sơ ri

Nghiên cứu ghi nhận được dưới sự tác động của việc thay đổi tỷ lệ các chất trợ sấy, tỷ trọng và độ nở của bọt có mối tương quan nghịch, với hệ số tương quan R 2 = 0,98 ( Table 4 ). Như đã đề cập trong mục 3.1, quá trình đánh bọt giúp gia tăng lượng bọt khí có trong hệ bọt, từ đó làm giảm tỷ trọng và nâng cao độ nở cho bọt sơ ri.

Table 4 Hệ số tương quan giữa các đặc tính hóa lý của bột sơ ri

Bên cạnh đó, kết quả Table 4 cũng cho thấy có sự tương quan giữa đặc tính vật lý của bọt với chỉ tiêu hóa lý của bột sơ ri. Cụ thể, độ nở của bọt có sự tương quan thuận với độ hòa tan (R 2 = 0,78), hàm lượng vitamin C (R 2 =0,83), và polyphenol (R 2 =0,87). Trong quá trình đánh bông, hàm lượng các bọt khí xuất hiện càng nhiều trong bọt, giúp gia tăng độ nở của bọt, giúp tạo cấu trúc rỗng xốp cho bột sau khi sấy, từ đó nâng cao khả năng hòa tan của bột 7 . Ngược lại, tỷ trọng bọt có mối tương quan nghịch với các chỉ tiêu chất lượng này của bột sơ ri; giá trị R 2 được tìm thấy tương ứng lần lượt với mỗi chỉ tiêu là 0,72; 0,81 và 0,85. Thí nghiệm cũng ghi nhận vitamin C và polyphenol có sự tương quan thuận với R 2 =0,94. Độ hòa tan và hàm lượng tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng acid tổng số có sự tương quan thuận (R 2 <0,5).

KẾT LUẬN

Các thông số như tỷ trọng và độ nở của bọt là khác nhau khi tỷ lệ phổi trộn maltodextrin và HPMC là khác nhau. Mẫu có tỷ lệ bổ sung maltodextrin 8% và HPMC 0,75% cho bột có giá trị cao về độ hòa tan là 72,41%, hàm lượng vitamin C là 2447,83 mg/100g vck, polyphenol là 2201,80 mg GAE/100g vck. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vitamin C và polyphenol trong bột sơ ri có mối tương quan thuận với độ nở của bọt và tương quan nghịch với tỷ trọng của bọt. Trong các nghiên cứu tiếp theo cần khảo sát ảnh hưởng của mật độ bọt và nhiệt độ sấy đến chất lượng bột sơ ri hòa tan.

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thông qua dự án CS-CB21-HHTP-08.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả xin cam đoan không có bất kỳ xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Hoàng Quang Bình: tây dựng phương pháp phân tích; xây dựng bố trí thí nghiệm, viết bản thảo, xử lý số liệu. Nguyễn Thị Tuyết Nhi: thực hiện các thí nghiệm; xử lý số liệu. Dương Thị Ngọc Diệp: viết và biên tập bản thảo, xây dựng bố trí thí nghiệm, quản lý tiến độ nghiên cứu, thu thập nguyên liệu nghiên cứu.

References

  1. Sơ ri Gò Công. (Truy cập ngày 20/03/2023). . ;:. Google Scholar
  2. Delva L, Schneider RG. Acerola (Malpighia emarginata DC): Production, postharvest handling, nutrition, and biological activity. Food Reviews International. 2013; 29(2):107-26. . ;:. Google Scholar
  3. Sangamithra A, Sivakumar V, John SG, Kannan K. Foam mat drying of food materials: A review. Journal of Food Processing and preservation. 2015; 39(6):3165-74. . ;:. Google Scholar
  4. Sifat SA, Trisha AT, Huda N, Zzaman W, Julmohammad N. Response surface approach to optimize the conditions of foam mat drying of plum in relation to the physical-chemical and antioxidant properties of plum powder. International journal of food science. 2021;2021. . ;:. Google Scholar
  5. Chaux-Gutiérrez AM, Pérez-Monterroza EJ, Telis VR, Mauro MA. The physical and morphological characteristics of mango powder (Mangifera indica L. cv Tommy Atkins) produced by foam mat drying. Food biophysics. 2017; 12:69-77. . ;:. Google Scholar
  6. Ekpong A, Phomkong W, Onsaard E. The effects of maltodextrin as a drying aid and drying temperature on production of tamarind powder and consumer acceptance of the powder. International Food Research Journal. 2016; 23(1):300-8. . ;:. Google Scholar
  7. Abbasi E, Azizpour M. Evaluation of physicochemical properties of foam mat dried sour cherry powder. Lebensmittel-Wissenschaft & Technologie. 2016; 68:105-10. . ;:. Google Scholar
  8. Hardy Z, Jideani VA. Foam-mat drying technology: A review. Critical reviews in food science and nutrition. 2017; 57(12):2560-72. . ;:. Google Scholar
  9. Xu G, Liu D, Chen J, Ye X, Ma Y, Shi J. Juice components and antioxidant capacity of citrus varieties cultivated in China. Food chemistry. 2008; 106(2):545-51. . ;:. Google Scholar
  10. Lim YY, Lim TT, Tee JJ. Antioxidant properties of several tropical fruits: A comparative study. Food chemistry. 2007; 103(3):1003-8. . ;:. Google Scholar
  11. Pathy K. Process for preparation of vitamin C and method for determination of vitamin c in tablets. SF J Chem Res. 2018;2(1):2. . ;:. Google Scholar
  12. Darniadi S, Ho P, Murray BS. Comparison of blueberry powder produced via foam‐mat freeze‐drying versus spray‐drying: evaluation of foam and powder properties. Journal of the Science of Food and Agriculture. 2018; 98(5):2002-10. . ;:. Google Scholar
  13. Bag SK, Srivastav PP, Mishra HN. Optimization of process parameters for foaming of bael (Aegle marmelos L.) fruit pulp. Food and bioprocess technology. 2011; 4:1450-8. . ;:. Google Scholar
  14. Kandasamy P, Varadharaju N, Kalemullah S, Maladhi D. Optimization of process parameters for foam-mat drying of papaya pulp. Journal of food science and technology. 2014; 51:2526-34. . ;:. Google Scholar
  15. Song B, Tan H, Yang J. Effect of three drying methods on the drying kinetics and quality of acerola cherry. Journal of Food Processing and Preservation. 2020; 44(9):e14674. . ;:. Google Scholar
  16. Nóbrega EM, Oliveira EL, Genovese MI, Correia RT. The Impact of Hot Air Drying on the Physical‐Chemical Characteristics, Bioactive Compounds and Antioxidant Activity of Acerola (Malphigia emarginata) Residue. Journal of Food Processing and Preservation. 2015; 39(2):131-41. . ;:. Google Scholar
  17. Rajkumar P, Kailappan R, Viswanathan RG, Raghavan GS. Drying characteristics of foamed alphonso mango pulp in a continuous type foam mat dryer. Journal of Food Engineering. 2007; 79(4):1452-9. . ;:. Google Scholar
  18. Kha TC, Nguyen CT, Tran LT, Truong TT. Effects of pretreatment and air drying temperature on Noni fruit powder. Food Science and Biotechnology. 2021; 30:1519-26. . ;:. Google Scholar
  19. Brar AS, Kaur P, Kaur G, Subramanian J, Kumar D, Singh A. Optimization of process parameters for foam-mat drying of peaches. International Journal of Fruit Science. 2020; 20(sup3):S1495-518. . ;:. Google Scholar
  20. Li TS, Sulaiman R, Rukayadi Y, Ramli S. Effect of gum Arabic concentrations on foam properties, drying kinetics and physicochemical properties of foam mat drying of cantaloupe. Food Hydrocolloids. 2021; 116:106492. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 7 No 4 (2024)
Page No.: 2369-2378
Published: Dec 31, 2024
Section: Research article
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjet.v7i4.1090

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Duong, D., Nguyen, N., & Hoang, B. (2024). Effect of drying aids concentration on the physicochemical properties of acerola powder producing by foam mat drying. VNUHCM Journal of Engineering and Technology, 7(4), 2369-2378. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjet.v7i4.1090

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 7 times
PDF   = 5 times
XML   = 0 times
Total   = 5 times